Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế điện nước cho công trình dân dụng

Ngày đăng: 17/12/2019

Điện và nước ngày này là nguồn năng lượng không thể thiếu từ rất nhiều năm trước. Hệ thống điện nước trong ngôi nhà chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó cung cấp nhu cầu thiết yếu cho mọi thành viên trong gia đình. Chỉnh bởi lẽ vậy, thiết kế điện nước cần thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ. Bản vẽ thiết kế phải rõ ràng để quá trình thi công diễn ra đúng với các quy chuẩn đảm bảo độ an toàn tuyệt đối. Hôm nay AGC Việt Nam xin chia sẻ đến mọi người các bước thiết kế điện nước cho công trình dân dụng(nhà dân).

Quá trình này được xây dựng từ 4 bước cơ bản trong quá trình thiết kế và tạo ra bản vẽ thi công bạn cần phải nắm rõ và tuân thủ theo chúng

Mục lục

1. Khảo sát

Bước này là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong việc thiết kế công trình. Hãy quan sát thật kỹ để xác định và dự trù các thiết bị ưu tiên. Có thể trong giai đoạn này bạn không sử dụng chúng nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ phải dự các thiết bị đó. Xác định các vị trị phân nhánh của đường dây điện hay ống nước. Các chi tiết này bạn cũng cần phải xem xét thật kỹ bởi chúng sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến thẩm mỹ của ngôi nhà.

Bên cạnh đó bạn cần nắm rõ nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình đề thiết kế sao cho phù hợp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa gây lãng phí và ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của bạn.

2. Tạo bản vẽ

Từ việc khảo sát ở trên ta tiến hành tạo các bản vẽ với vị trí lắp đặt của từng thiết bị thật chi tiết và tỉ mỉ. Nếu chỉ là một ngôi nhà nhỏ thì không cần trang trí qua cầu kì. Chỉ cần có nguồn sáng và nguồn cung cấp điện nước cho các phòng là tương đối đầy đủ. Nếu thiết kế nhà đóng vai trò quan trọng số 1 thì thiết kế điện nước có giá trị gấp đôi thấp chí còn là gấp 3. Chính vì thế việc tính toán đặt các thiết bị không chỉ phù hợp với cấu trúc của ngôi nhà mà còn phải đảm bảo được nhu cầu sử dụng và độ an toàn.

Khi ngôi nhà hoàn thành, nếu xảy ra sự cố hệ thống điện nước sẽ chỉ ra được vị trí của sự cố để có thể sử dụng các biện pháp sửa chữa phù hợp không ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi nhà

3. Đồng bộ giải pháp thiết kế và thi công

Rất nhiều trường hợp khi thi công đã tự ý thay đổi một điểm nào đó để dễ dàng thi công hơn nhưng lại không sửa vào bản thiết kế. Khi xảy ra sự cố thì không thể nhớ nối vị trí nào đã thay đổi nhưng gì. Điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại gây ra một hậu quả không hề nhỏ. Vì vậy, hệ thống điện nước tốt hơn nhất là đồng bộ hóa với các giải pháp thiết kế và thi công. Có bản vẽ làm theo bản vẽ, nếu chỉnh sửa bất kỳ chi tiết nào đó cũng phải được lưu lại và thông báo cho chủ đầu tư để có những phương án hay chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất.

4. Lựa chọn thiết bị

Không thể nào chủ quan trong việc lựa chọn các thiết bị của hệ thống điện nước, đặc biệt người không có chuyên môn càng phải chú trọng hơn. Bởi các thiết bị này sẽ phục vụ bạn trong suốt quá trình sử dụng. Các thiết bị điện nước bạn cần tìm hiểu rõ các tiêu chuẩn, công suất, điều kiện thích hợp. Các thiết bị này ngoài việc dễ dàng sự dụng, đảm bảo an toàn còn phải đảm bảo cả tính thẩm mỹ nữa.

Thiết kế hệ thống điện nước công trình dân dụng cần chú ý những gì?

a. Thiết kế hệ thống điện

Thiết kế hệ thống điện
Thiết kế hệ thống điện

Đối với hệ thống điện khi thiết kế cần thực hiện những nguyên tắc sau:

– Những dây điện lắp đặt qua móng, sàn và tường nhà thì phải được đặt trong ống cách điện. Những ống này phải đặt dốc, dễ dàng thoát nước và tuyệt đối không để tình trạng bị ứ đọng nước.

– Các đường dây cấp điện không nên cho đi qua các phòng sinh hoạt, phòng chức năng mà nên lắp đặt theo trực đứng dọc cầu thang. Hoặc có thể lắp đặt trong hộp kỹ thuật.

– Tiêu chuẩn đối với dây điện: phải là loại cách điện tốt, được đặt trong ống gen nhựa PVC (trong trường hợp đặt âm tường)

– Hạn chế tối đa những đường dây điện lắp đặt giao, cắt nhau.

– Nên tính toán để tránh đặt dây điện ở các vị trí tường phải đóng đinh, khoan cắt về sau này.

Bảng điện, ổ điện cần chú ý:

– Vị trí đặt các ổ điện phải cách xa nhữg bộ phận kim loại tiếp xúc với mặt đất tối thiểu là 50cm.

– Với những ổ cắm điện thì phải đặt cao hơn 1.5m so với mặt nền của nhà. Hoặc là tính từ sàn nhà đối với không gian của bếp. Trong trường hợp ổ điện đặt ở hốc tường thì chỉ cần đặt cao hơn sàn 40cm.

– Những công tắc điện bật đèn chiếu sáng thì cần phải đặt cao hơn mặt sàn ít nhất là 150cm. Không được đặt công tắc ở những nơi có nước như: phòng tắm, khu vực giặt giũ và nhà vệ sinh.

– Từng tầng hoặc cả nhà phải đặt thiết bị bảo vệ an toàn và cẩn thận.

b. Thiết kế hệ thống nước

Thiết kế hệ thống nước
Thiết kế hệ thống nước

Giống như hệ thống điện thiết kế hệ thống nước cần chú ý những điều sau:

– Đối với những đường ống nước được đặt thẳng đứng thì đặt trong hộp kỹ thuật. Và được bố trí gần với những thiết bị cần sử dụng đến nhiều nước.

– Tính toán và cân nhắc để thiết kế khoảng cách từ ống nước cho đến những thiết bị sử dụng nước là ngắn nhất.

– Đối với những đường ống nước nằm ngang thì được đặt trong tường. Đối với các loại ống nước này thì phải sử dụng ống tốt và các mối nối phải khít.

– Mỗi đường nhánh nước chỉ phục vụ tối đa 5 thiết bị sử dụng nước.

– Tuyệt đối không được đặt đường ống nước ngang qua các phòng ở, sinh hoạt.

Như vậy chúng tôi đã gửi đến mọi người những thông tin hết sức quan trọng khi thiết kế hệ thống điện nước. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp được mọi người tạo được một hệ thống điện nước hoàn hảo nhất cho ngôi nhà của mình. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Những vật liệu phù hợp với thiết kế nội thất hiện đại

6 cách trang trí nhà đẹp đang thịnh hành nhất hiện nay

Quản lý vật liệu xây dựng và những vấn đề dễ gặp phải

Xây biệt thự ven đô giới nhà giàu bất ngờ gặp phải vấn đề lớn

Bật mí sử dụng màu nội thất trong phong cách kiến trúc hiện đại

0818.86.65.65